Một chương trình giáo dục giới tính có hiệu quả cần đạt được những điểm sau:
Thông tin: Chương trình giáo dục giới tính phải đảm bảo thông tin được cung cấp một cách giản dị và dễ hiểu nhất.
– Học thuyết: Chương trình cần có một học thuyết cụ thể, chẳng hạn như học thuyết mọi hành vi đều có được do hấp thụ và học tập từ môi trường trong xã hội, sau trở thành một nếp nghĩ, một thói quen hành động. Vì thế học thuyết sẽ là nền tảng trong việc giúp các em hấp thụ những giá trị tích cực để có những hành vi tôn trọng, đánh giá khách quan và tinh thần xây dựng.
>> Xem thêm:
- Một số thói quen tác động xấu đến sức khỏe sinh lý đàn ông
- Bất lực- nỗi lo kinh hoàng của các đấng mày râu
– Hấp dẫn: Chương trình giảng dạy sôi động, cuốn hút, liên hệ trực tiếp với kinh nghiệm đời thực. Tránh ê a dài dòng, buồn ngủ, nhàm chán, dẫn đến lãng phí thời gian và đánh xuất những cơ hội giáo dục tốt.
– Tính thời sự: Chương trình giáo dục tính dục phải đi sát với những sự kiện nóng bỏng ngoài xã hội như vấn đề HIV và bệnh SIDA, chuyện có thai quá sớm, chuyện tình cảm qua mạng internet, chuyện phim ảnh xấu, sách báo đồi trụy, hoàn cảnh những người đồng tính, chuyện tránh thai, điều hòa kinh nguyệt, trào lưu nghiện nhập, những bức xúc chung trong xã hội, chuyện gia đình, ghen tuông, tệ nạn xã hội, bệnh truyền nhiễm…
– Gây ấn tượng: Chương trình phải tạo ra được một ấn tượng tích cực trong sáng, dẫn đến việc thiết lập được những hệ giá trị đạo đức lành mạnh cụ thể. Các em cần có nhận thức và khả năng hiểu được những định kiến cứng nhắc và những lo lắng là thiếu cơ sở.
Các em cần nắm vững quan điểm để không rơi vào bè phái để khinh chê hoặc xem thường người khác. Các em cần lĩnh hội được thái độ khách quan và tinh thần tôn trọng.
– Ứng dụng: Chương trình phải giúp các em xây dựng những cách giao tiếp và đối thoại trên tinh thần bình đẳng, có văn hóa, lịch sự và tế nhị.
- Bố mẹ cần lưu ý cách nói chuyện giáo dục giới tính với con:
– Bố mẹ phải tôn trọng, chân thành, cởi mở, biết lắng nghe. Không trấn ép hù dọa trẻ.
– Khuyến khích, khen ngợi khi trẻ đặt câu hỏi. Khi con dùng tiếng lóng đừng cho là tục tĩu, chê bai, nhạo báng.
– Quan tâm đến quan điểm của trẻ: Cần hỏi xem trẻ đã biết gì, biết đến đâu. Từ đó có thể điều chỉnh các sai lầm và cung cấp các kiến thức khoa học gắn liền với giá trị văn hóa cho trẻ.
– Đồng cảm với nỗi băn khoăn của trẻ, cho trẻ biết “Ngày trước bố mẹ cũng có những lo lắng như con.”
– Sử dụng các nguồn sách vở tin cậy hoặc tham vấn bác sĩ tại các sở y tế, nhà tâm lí.