Viêm bàng quang chỉ chứng viêm cấp, mạn tính thành viêm bàng quang, triệu chứng chủ yếu là tiểu mủ, tiểu ra máu, niệu cấp, tiểu nhiều lần, tiểu đau và tức phần bụng dưới.
Bệnh này trong thời kỳ cấp tính thường là hạ giao thấp nhiệt tụ ở bàng quang, thời kỳ mạn tính thường là thấp tà giữ lâu không đi, từ đó gây ra thận âm hoặc thận dương bị tổn, thuộc phạm trù bệnh lậu ở y học cổ truyền.
Niệu đạo rát nóng đau, tiểu xót lại không hết, hoặc số lần ngắn, nhiều, hoặc trong nước tiểu thấy máu hoặc đục, điều này đều do thấp nhiệt xâm phạm bàng quang, hạ giao khí hoá bất lợi gây lên. Điều trị bệnh này chủ yếu là thanh nhiệt lợi thấp, lợi niệu định thông, sơ lợi bàng quang khí cơ.
* Chọn huyệt:
- Huyệt chủ: Bàng Quang, Niệu Đạo, Thận Đĩnh Trung, phần Luân Tai.
- Huyệt phối: Quan Nguyên, Trung Cực, phần bụng.
Xem thêm: Thực phẩm chữa yếu sinh lý
- Phương pháp thực hiện:
- Ngón tay điểm huyệt Bàng Quang 3 phút, lực ép 0,25kg, tần suất mỗi phút 90 lần.
- Ngón tay đẩy huyệt Niệu Đạo 3 phút, lực ép 0,25kg, tần suất mỗi phút 90 lần.
- Ngón tay day huyệt Thận 2 phút, lực ép 0,2kg, tần suất mỗi phút 90 lần.
- Que day huyệt Đỉnh Trung 2 phút, lực ép 0,lkg, tần suất mỗi phút 120 lần.
- Về phần luân tai 2 phút, lực ép 0,lkg, tần suất mỗi phút 90 lần.
- Ngón tay đẩy huyệt Quan Nguyên 2 phút, lực ép l,5kg, tần suất mỗi phút 60 lần.
- Bàn tay rung huyệt Trung Cực 1 phút, lực ép 0,5kg, tần suất mỗi phút 180 lần .
- Bàn tay xoa phần bụng 2 phút, lực ép 0 5kg tần suất mỗi phút 60 lần.
* Chú ý:
Thời kỳ mạn tính của bệnh này thường thường hư thực lẫn lộn, thận hư vi bản, thấp nhiệt vi tiêu, phân rõ tiêu bản mạn cấp, thì trị theo triệu chứng.