- Canh rùa hầm hạt súng phục linh
- Chuẩn bị:
° Rùa: 750g
° Thổ phục linh: 200g
° Hạt súng: 25g
° Câu kỷ tử: 12g
° Nhãn nhục: 12g
- Chế biến:
Rùa cho vào chậu, đổ nước sôi vào cho nó đái hết, sau đó làm thịt rùa, mổ ra, bỏ nội tạng, đầu, móng. Rửa sạch thổ phục linh, hạt súng (ngâm sơ), câu kỷ tử, nhãn nhục.
Lấy rùa (cả mai) và nguyên liệu khác cho vào nồi, cho lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển lửa nhỏ hầm 3 giờ, nêm gia vị là được.
- Công dụng:
Thịt rùa vị ngọt tính bình, có công năng bổ gan thận, bổ âm, bổ huyết giáng hoả. chỉ huyết, thường dùng vào chứng hư lao sốt, triều nhiệt cốt chưng, ho; âm hư huyết nhiệt, thổ huyết, đại tiểu tiện ra máu; gan thận huyết hư. Mai rùa vị ngọt, mặn, tính hàn, chủ yếu có tác dụng bổ âm bổ thận, và có thể cường gân kiện cốt, có thể trị âm hư phát nhiệt và lưng chân vô lực.
Thổ phục linh vị ngọt tính bình, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp giải độc. Hạt súng vị ngọt chát tính bình, công năng cố thận xút tinh, bổ tỳ chỉ tả. Câu kỷ tử vị ngọt, tính bình, có thể bổ ích gan thận. Nhãn nhục vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ tâm tỳ, ích khí huyết.
Canh này có công hiệu bổ âm thanh nhiệt, kiện tỳ ích thận thích hợp với chứng thận âm bất túc, âm hư hoả vượng. Triệu chứng cốt chưng lao nhiệt, hoặc tỳ hư thấp tụ, sinh ra mụn độc tái phát nhiều lần hoặc tháo dạ khí hư ra do tỳ thận bất túc. Cũng dùng cho trường hợp sau khi trị liệu phóng xạ thể hư phát sốt.
>>> Xem thêm: Một số thói quen tác động xấu đến sức khỏe sinh lý đàn ông / Uống rượu, bia gây yếu sinh lý ở nam giới
2. Canh rùa vàng thịt nạc
- Chuẩn bị:
° Rùa vàng: 750g
° Đông trùng hạ thảo: 3g
0 Sa sâm: 4g
0 Thịt đùi lợn: 20g
° Thịt lợn nạc: 70g
° Nước luộc gà: 200ml
° Lượng vừa gừng tươi, hành, rượu
- Chế biến:
Làm thịt rùa vàng, bỏ đầu và nội tạng, thịt thái miếng, nhúng vào nước sôi chần sơ qua. Rửa sạch thịt lợn nạc thái miếng, nhúng vào nước sôi chần một lúc. Rửa sạch đông trùng hạ thảo, gừng tươi và hành.
Ngâm sa sâm vào nước nóng, thái miếng mỏng, cho dầu vào nồi, cho gừng hành xào thơm, lại cho thịt rùa vào xào một lúc, cho rượu gia vị vào cùng lượng vừa nước, sau khi nấu sôi 5 phút, hớt bỏ bọt, vớt ra chờ dùng. Rửa sạch thịt đùi lợn, thái miếng nhỏ.
Trước khi cho sa sâm vào nồi hầm, thịt rùa chồng lên sa sâm, lại cho đông trùng hạ thảo, thịt nạc, cuối cùng cho nước luộc gà và gia vị, đậy vung nồi hầm, cho vào nồi to dùng lửa nhỏ nấu cách thuỷ 2-3 giờ, đến khi thịt rùa chín nhừ, gia vị vừa là được.
- Công dụng:
Thịt rùa vị ngọt, tính bình, có thể bổ âm bổ huyết, dùng vào các chứng hư lao phát sốt, âm hư huyết nhiệt và gan thận âm hư. Đông trùng hạ thảo vị ngọt, tính bình, có thể bổ thận tráng dương, bổ phế bình suyễn, chỉ huyết hoá đàm, dùng vào chứng thận hư liệt dương, di tinh, chóng mặt ù tai, phế hư hoặc phế thận lưỡng hư và cơ thể yếu tự ra mồ hôi. Sa sầm vị ngọt, hơi đắng, tính hơi ôn, có thể dưỡng âm thanh phế, ích vị sinh tân, ích khí.
Thịt đùi lợn, thịt nạc đều có vị ngọt tính bình, bổ âm nhuận táo, ích khí bổ huyết. Nước canh gà vị ngọt, tính hơi ôn, có thể ôn trung bổ tỳ, là món tẩm bổ nhiều dinh dưỡng nhất.
Công hiệu của canh này là bổ thận nhuận phế, dưỡng âm bổ huyết; thích hợp với nam giới phế thận âm hư gây ra xuất tinh đau, tinh trùng có sợi máu, sốt nhẹ sau giờ ngọ, ho khan có máu, tâm phiền mất ngủ, cơ thể gầy yếu.