Ý nghĩa của ngày đồng chí

Theo thời cổ đại của Trung Hoa, vào ngày Đông Chí nhà nhà đều quây quần bên nhau cùng ăn cơm, thưởng thức rượu và cúng tế tổ tiên. Phong tục này đã được lưu truyền hơn ngàn năm. Hiện nay một số người Hoa sống tại đất Sài Gòn vẫn giữ mỹ tục này. Hằng năm vào ngày Đông Chí, họ vẫn thường tổ chức lễ cúng tế tổ tiên, cả nhà cùng ăn một bữa cơm đoàn viên và chè trôi nước.

Có người hỏi: Tại sao người Trung Hoa lại có nhiều phong tục tập quán như thế, có nhiều ngày kỉ niệm đến vậy ? Những ngày như Tết Âm Lịch, Thanh Minh, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Thu, Trùng Cửu, Đông Chí, Tùy Tịch (29 hoặc 30 tháng chạp) đều là những kỉ niệm, cúng tế tổ tiên và ăn cơm đoàn viên. Có thể nói người Trung Hoa thời xưa rất coi trọng đạo Hiếu và ân nghĩa.

Đệ Tử Quy có dạy “Tang đủ lễ, cúng hết lòng, việc người chết, như người sống.” Đối với họ mà nói, dù Ông Bà đã lìa trần, nhưng họ vẫn thường tưởng nhớ hình ảnh của ông bà lúc còn sống, nên thường làm lễ kỉ niệm tổ tiên nhằm tưởng nhớ công ơn những người đi trước.

Ngày đồng chí mọi người thường quây quần bên nhau
Ngày đồng chí mọi người thường quây quần bên nhau

Chè trôi nước là món ăn không thể thiếu trong ngày đồng chí. Tại sao người xưa lại ăn chè trôi nước trong ngày Đông Chí nhỉ ? Bánh trôi nước có hình cầu; mỗi viên bánh đều có những hạt nhân được làm từ đậu xanh, đậu phộng vv… ăn kèm nước đường nấu với gừng để giữ ấm trong những ngày trời lạnh. Bánh trôi nước được nặn thành hình viên và bọc lại hạt nhân được làm bằng đậu xanh hay đậu phộng hoặc tùy theo ý người làm, ngụ ý một đại gia đình cần có một sự Bao dung, Bảo bọc, Đoàn kết.

Giữa Cha Mẹ và Con cái cần có sự bao dung, bảo bọc; giữa Anh em, Vợ chồng cũng cần có sự bao dung, tha thứ. Cho nên bánh trôi nước còn gọi là “Đoàn Viên”. Dù bánh là mặn hay ngọt cũng đều đang truyền tải một lời chúc phúc của người làm đến người ăn và mong họ luôn nhớ đến gia đình, nhớ đến nguồn cội.

Nhưng hiện nay những phong tục tập quán này dường như đang bị phai mờ, một số người cho rằng những nghi lễ này quá rườm rà và phiền phức, muốn bãi bỏ những nghi lễ này. Từ đó họ đã xa dần với đạo Hiếu, đạo Thầy trò, trở thành một người không còn nhớ đến cội nguồn, không còn nhớ đến công ơn sinh thành.

Xã hội sẽ suy thoái nếu con người không biết đến chữ Hiếu; thế giới sẽ hủy họa nếu con người sống trong sự ích kỉ, không biết nghĩ đến người khác, đặt biệt là đối với Cha Mẹ.
Hiếu là thứ không thể thiếu trong mỗi con người. Người xưa có dạy “Kẻ bất hiếu chẳng thể đứng giữa đất trời”. Cho nên chúng ta nhất định phải nỗ lực học tập giáo huấn Thánh Hiền, làm người biết tri ân báo ân !

You May Also Like